Gia sư online mùa dịch

Gia sư online mùa dịch

 12:33 11/04/2020

Lời "cảnh cáo" không được nhắn tin trong lớp siêu bá đạo của thầy giáo trẻ

Lời "cảnh cáo" không được nhắn tin trong lớp siêu bá đạo của thầy giáo trẻ

 16:02 05/10/2017

Trung tâm gia sư Ninh Kiều- dạy kèm tại nhà
Chỉ với dòng tin nhắn này trên máy chiếu, thầy Ánh của ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và bình luận của dân mạng suốt hôm nay.
Hồi còn đi học, ai chả từng dấm dúi mang điện thoại đến lớp và hí hoáy dùng trộm trong giờ. Đừng chối, bởi ở trên bục giảng thầy cô giáo thấy hết đó! Đấy cũng là lý do mà rất nhiều bạn đã có kỷ niệm không thể nào quên với vụ nhắn tin, lướt web trong giờ.

Mới đây, dân tình đang tỏ ra rất hứng thú với tấm ảnh chụp lại một thầy giáo trẻ cùng dòng tin nhắn trên máy chiếu "cảnh cáo" các bạn trong lớp không được nhắn tin. Nội dung dòng tin rất bá đạo: "Các bạn thân mến! Tôi biết các bạn thường xuyên nhắn tin trong lớp. Nghiêm túc mà nói, chẳng ai nhìn xuống bẹn mình mà cười cả!".
Lời cảnh cáo thú vị và bá đạo này ngay lập tức khiến dân mạng quan tâm. Rất nhiều kỷ niệm về thầy cô giáo cũng như vụ dùng điện thoại trong lớp của dân mạng đã được gợi nhắc.

Được biết, thầy giáo với dòng tin nhắn bá đạo này là Nguyễn Ngọc Ánh, hiện đang là Giảng viên Khoa Môi trường và Công nghệ Hoá - Đại học Duy Tân (Đà Nẵng). Thầy Ánh hài hước kể với tình huống dẫn tới bức hình này:

"Đó là khi SV được yêu cầu thảo luận với nhau nhưng lại không tập trung, khá nhiều bạn chát chít hay lướt Facebook, Zalo,… Mình bất ngờ yêu cầu mọi người nhìn lên bảng và show slide. Các bạn ấy cười rúc rích một tí, nhưng với thái độ nghiêm khắc và một số giải thích chí lý của thầy, tất cả đã cùng nhau làm việc rất hiệu quả.
Hôm qua giờ hình ảnh của mình (chụp từ năm ngoái kia) bị "khai quật" và lên sóng liên tục. Mình thấy khá là thú vị và cũng rất ngạc nhiên là hiếm khi có sự kiện nào mà rất ít comment xấu".

Về việc SV sử dụng điện thoại, thầy Ánh chia sẻ: "Đối với mình, việc sử dụng thành thạo thiết bị đa phương tiện để tìm kiếm dữ liệu, tổng hợp thông tin; làm việc nhóm là yêu cầu cần thiết. Trong quá trình dạy, mình có một số bài tập phải sử dụng tìm kiếm thông tin thì mới hoàn thành được".

Thầy Anh còn kể thêm rất đáng yêu rằng: "ngoài giờ dạy, để kiếm thêm thu nhập thì thầy còn đi ship (thậm chí bán dạo) mấy món do nhà mình (vợ mình) làm. Nhiều khách hàng của mình là sinh viên (luôn freeship cho SV nhé). Rồi cũng nhờ chính điều này mà nhiều bạn sinh viên rất cá tính, hoặc con nhà có điều kiện không thích đi học cũng thay đổi quan điểm, trở nên tôn trọng và quý mến mình hơn, chịu nghe sự tư vấn, chỉ bảo của Thầy".

Còn thầy cô giáo của bạn thì sao, họ có chiêu gì bá đạo để "cảnh cáo" học sinh trong lớp không?

Những điều nên và không nên trong văn hóa quản lí của hiệu trưởng?

Những điều nên và không nên trong văn hóa quản lí của hiệu trưởng?

 14:03 24/09/2017

Mỗi nhà trường muốn có chất lượng, muốn phát triển bền vững, Hiệu trưởng phải là người nắm chắc văn hóa học đường và văn hóa của người quản lý

Đó là quan điểm của Nhà giáo Ưu tú, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội).

Dưới góc nhìn khoa học, ông đã có những chia sẻ về những điều nên và không nên trong xây dựng văn hóa quản lý của Hiệu trưởng trên cơ sở 8 tiêu chí.

Thứ nhất: Sản phẩm của trường học trước hết là nhân cách người học và người dạy.

Nên: Lấy sự phát triển nhân cách của học sinh và giáo viên làm thước đo sự phát triển bền vững của nhà trường; Tập trung năng lực quản lý cho việc “Dạy tốt - học tốt” tạo ra một môi trường làm việc tự chủ, sáng tạo có văn hóa của tất cả các bộ phận trong nhà trường, phấn đấu đạt những mục tiêu, sứ mệnh của mỗi nhà trường.

Không nên: Làm theo kế hoạch và thực hiện các mệnh lệnh hành chính từ các cơ quan quản lý giáo dục chỉ đạo, cốt sao đạt những chỉ tiêu thành tích cấp trên muốn có, thỏa mãn những mong muốn cá nhân của Hiệu trưởng.

"Chỉ có quản lý nhà trường đạt đến trình độ văn hóa quản lý, Hiệu trưởng mới trở thành người Hiệu trưởng tài năng, thật sự là con chim đầu đàn, là linh hồn phát triển của mỗi nhà trường" - TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.
Thứ hai: Mỗi nhà trường là một cộng đồng…

Nên: Coi trường học của mình như là một nơi tập hợp những hy vọng, hoài bão và ước mơ của mỗi cá nhân; Tất cả đều được kết nối với những mục đích lớn lao, cao đẹp của nhà trường mà do chính mỗi cán bộ giáo viên đã tôn vinh.

Họ truyền cảm hứng để mỗi cán bộ giáo viên có thể tập trung hiến thân cho sự thành công và phát triển lớn mạnh của mỗi nhà trường, của các đồng nghiệp và cho bản thân mỗi người.

Không nên: Coi nhà trường của mình như một cái máy, coi mỗi cán bộ giáo viên như những bánh răng. Tự tạo ra các cấu trúc cứng nhắc với những quy tắc cứng nhắc và sau đó cố gắng duy trì để kiểm soát bằng cách “dùng đòn bẩy” thưởng phạt hoặc “lôi đoàn tàu” bằng những câu mệnh lệnh hoặc quát mắng.

Thứ ba: Quản lý là tạo điều kiện tốt nhất, không phải để kiểm soát và bắt lỗi.

Nên: Luôn thiết lập những quy tắc chỉ đạo chung và cam kết có đủ các nguồn lực giúp cán bộ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Để cho các bộ phận được chủ động đưa ra các quyết định, các phương pháp riêng của mình và chỉ can thiệp trong những trường hợp cán bộ giáo viên không thực hiện đúng các mục tiêu nguyên tắc đã thống nhất. Luôn giúp cán bộ giáo viên nhận ra những thiếu sót của mình và giúp đỡ họ tự sửa chữa, tự hoàn thiện bản thân.

Không nên: Luôn muốn cán bộ giáo viên làm chính xác những điều họ đã nói. Hết sức nhạy cảm với bất cứ điều gì mà cán bộ giáo viên không phục tùng theo ý mình. Tạo ra môi trường mà ở đó sáng kiến cá nhân luôn bị coi thường bởi một tâm lý “Hãy làm theo điều gì Hiệu trưởng nói, hãy nói những điều Hiệu trưởng muốn nghe”.

Thứ tư: Sự xuất sắc, sáng tạo, hiệu quả luôn được tôn trọng.

Nên: Luôn đối xử với mỗi cán bộ giáo viên như là những người quan trọng nhất trong mỗi nhà trường. Sự xuất sắc sáng tạo và hiệu quả là những tiêu chí luôn được tôn trọng ở khắp mọi lĩnh vực, từ mỗi lớp học đến văn phòng nhà trường.

Kết quả là cán bộ giáo viên ở mọi bộ phận tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình, trước kết quả mỗi công việc họ được giao. Họ luôn được khích lệ làm theo cách riêng của mỗi người nhưng lại hoàn thành xuất sắc sứ mệnh chung của nhà trường.

Không nên: Coi cán bộ giáo viên là những người còn non kém, chưa bằng mình, là những người không thể tin cậy được nếu không được giám sát bằng một cách quản lý gia trưởng.

Mỗi cán bộ giáo viên trong trường nhận biết qua thái độ của người Hiệu trưởng mà hành xử công việc cho nên họ thể hiện năng lực qua hình thức, luôn tỏ ra bận rộn nhưng lại giấu đi năng lực thật của mình.
Thứ năm: Động lực ở mỗi nhà trường xuất phát từ tầm nhìn, sự sáng tạo không phải từ sự sợ hãi.

Nên: Luôn luôn truyền cảm hứng cho mọi người hướng về một tương lai tốt đẹp hơn và luôn gợi mở để mỗi cán bộ giáo viên của nhà trường sẽ là một phần của tương lai tốt đẹp đó.

Kết quả là, các cán bộ giáo viên làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn bởi vì họ tin tưởng vào mục tiêu của mỗi nhà trường, tận tâm sáng tạo với công việc họ đang làm.

Và tất nhiên họ biết họ sẽ được chia sẻ những thành quả mà họ đã làm nên. Họ tự hào về những đóng góp của họ cho sự thành công chung của mỗi nhà trường.

Không nên: Luôn lấy sự sợ hãi bị phê bình hoặc bị mất quyền lợi như là một cách quan trọng để thúc đẩy mọi người làm việc. Kết quả là, cán bộ giáo viên cũng như Hiệu trưởng luôn bị động và không thể đưa ra những quyết định sáng suốt và không dám mạo hiểm, không dám chịu trách nhiệm trước mỗi việc làm.

Thứ sáu: Mọi công việc ở mỗi nhà trường phải trở nên vui vẻ, không thể là sự mệt nhọc.

Nên: Luôn xem công việc như là một điều thú vị hiển nhiên và tin tưởng rằng công việc quan trọng nhất của người quản lý là giao đúng việc cho từng người và làm cho họ thật sự hạnh phúc khi họ làm việc.

Mọi người đều thấy đến trường để được cống hiến, sáng tạo, được chia sẻ và giúp đỡ, không có sự khó khăn trở ngại nào làm họ nản chí, gục ngã.

Không nên: Chỉ coi công việc là trên hết, tất cả vì công việc và cho rằng cán bộ giáo viên là phải làm việc. Do đó họ cho rằng mình như những người chủ và cán bộ giáo viên của họ chỉ là những người bị lệ thuộc. Tất cả mọi người phải cư xử phù hợp với quy tắc trên.

Thứ bảy: Tâm lý giáo dục là con đường dẫn đến thành công của mỗi nhà trường.

Nên: Luôn có ý thức gương mẫu và tạo mọi điều kiện để cán bộ giáo viên nhà trường học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ khoa học giáo dục vào mọi hoạt động của nhà trường.

Luôn thích ứng với “hệ thống công nghệ thông tin” để nâng cao hiệu quả quản lý làm cho mọi hoạt động của nhà trường vào nền nếp quy củ hơn, hiệu quả hơn, nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Không nên: Luôn coi mình là nhất, không chịu lắng nghe, học hỏi. Chỉ quản lý bằng kinh nghiệm, bằng thói quen, không cần dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học giáo dục và khoa học kỹ thuật. Cho cài đặt hệ thống máy tính để đối phó với cấp trên nhiều hơn là cho công việc quản lý của mình.

Thứ tám: Đổi mới toàn diện, triệt để để phát triển bền vững…

Nên: Luôn coi sự đổi mới như là một phần tất yếu của cuộc sống, không đổi mới không thể phát triển kịp thời đại. Họ không coi đổi mới là vì lợi ích riêng của mình, họ biết thành công chỉ có thể xảy ra nếu cán bộ giáo viên và nhà trường đón nhận những ý tưởng mới và cách thức mới để làm việc có hiệu quả hơn.

Họ luôn học hỏi để tự thay đổi mình mới có cơ hội tạo ra những đổi mới đột phá cho mỗi nhà trường. Luôn quan tâm đến việc động viên, thu hút cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội cùng tham gia các hoạt động giáo dục, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trường.

Không nên: Xem việc đổi mới như là một công việc phức tạp, nguy hiểm không dám mạo hiểm và chỉ buộc phải tiến hành đổi mới một khi nhà trường trong tình trạng bê bối, quá yếu kém.

Không tập hợp được cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.



Bài viết được biên tập từ tham luận: "Lựa chọn, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ Hiệu trưởng các trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay" - trích trong cuốn Kỷ yếu hội thảo "Chuẩn Hiệu trưởng và phát triển chương trình, tài liệu, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông".

NGHỀ GIA SƯ - một trong những nghề sinh viên nên thử ít nhất một lần

NGHỀ GIA SƯ - một trong những nghề sinh viên nên thử ít nhất một lần

 17:23 16/09/2017

Đừng quá coi trọng việc bạn đã dạy được bao nhiêu năm, bao nhiêu học sinh. Đó không hoàn toàn thể hiện kinh nghiệm làm gia sư của bạn. Kinh nghiệm làm gia sư ở đây trên hết là cách bạn làm việc, cách bạn truyền đạt kiến thức, cách nắm bắt tâm lý học sinh, thậm chí là cách để bạn trò chuyện với học sinh và phụ huynh.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiên nay, kênh truyền thông đã tạo điều kiện cho sinh viên lựa chọn công việc phù hợp để kiếm thu nhập thật phong phú. Để phục vụ cho việc chi tiêu của bản thân và phụ giúp gia đình, nhiều sinh viên đã chọn công việc nghề gia sư để làm thêm ngoài giờ học của mình. Cũng không ít sinh viên rất là tâm huyết với nghề và đầu tư thời gian tương đối cho nên thu nhập rất khá so với các sinh viên làm nghề như phụ các quán ăn, quán cà phê, .v. v
Việc quảng cáo chào mời dạy thêm học thêm rất nhiều trên mạng. Các em học sinh và các bậc phụ huynh có vô vàng cách lựa chọn. Nhưng điều họ quan tâm đầu tiên ở các gia sư chính là kinh nghiệm dạy, ôn thi. Đừng quá coi trọng việc bạn đã dạy được bao nhiêu năm, bao nhiêu học sinh. Đó không hoàn toàn thể hiện kinh nghiệm làm gia sư của bạn. Kinh nghiệm làm gia sư ở đây trên hết là cách bạn làm việc, cách bạn truyền đạt kiến thức, cách nắm bắt tâm lý học sinh, thậm chí là cách để bạn trò chuyện với học sinh và phụ huynh.Trong quá trình làm gia sư, ban đầu chỉ vì mục đích kiếm tiền nhưng sau đó công việc nghề gia sư đã làm cho các bạn sinh viên có sự cảm nhận tâm huyết với ngành giáo dục một cách thật sự, nhất là những lúc con em phụ huynh có chiều hướng phát triển tiến bộ rõ rệt. Chính từ công việc này đã làm cho các bạn sinh viên trang bị được cho mình những kinh nghiệm làm gia sư quý báu nhất, và nhận được nhiều sự tín nhiệm, yêu quý từ học trò và các bậc phụ huynh. Sau đây là một số kinh nghiệm của nghề gia sư của gia sư Thành Được, mời các bạn tham khảo.

Buổi đầu tiên làm gia sư

Kinh nghiệm làm gia sư buổi đầu tiên là vô cùng quan trọng, nó như chìa khóa mở rộng lòng tin của học sinh cũng như các bậc phụ huynh vậy. Trong buổi đầu tiên này, kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn:- Nên trao đổi với phụ huynh và học sinh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của khóa học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai.

- Nên có một bài test ngắn dành cho học sinh để nắm bắt được trình độ, ưu nhược điểm của học sinh để định hướng phương pháp giảng dạy cũng như soạn giáo án cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Nên dành 10-15 phút trong buổi đầu tiên để bạn làm quen, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của học sinh. Kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn, ngoài việc trở thành một người thầy, bạn cũng nên trở thành một người bạn thân thiết của học trò mình.
+ Với những học sinh bướng bỉnh, khó bảo và lười học
- Gia sư không nên quá khắt khe, rạch ròi đúng sai, quá coi nặng địa vị của người thầy trong quá trình dạy những học trò nghịch ngợm nói riêng và học trò nói chung. Gia sư nên tâm lý, gần gũi và lắng nghe những ý kiến cởi mở và bày tỏ tâm tình của học trò mình.
- Đừng quá khô khan như một thầy giáo hay cô giáo đứng trên bục giảng mà hàng ngày các em đã quá nhàm chán thì hãy dành chút thời gian cuối buổi học để cùng chơi với học sinh một trò chơi, cá cược, hay kể một câu chuyện cười, bàn luận về một tin tức, một hiện tượng của lứa tuổi các em….
- Khi học trò đã có thiện cảm với mình rồi thì gia sư nói gì trò cũng nghe. Những lúc này gia sư thoả mái truyền đạt kiến thức bài giảng cũng như những kỹ năng mềm cần thiết cho học trò, không dừng lại ở đó gia sư còn tha hồ truyền cả niềm đam mê phấn khích khí thế học tập sôi nổi, say sưa.
- Tạo lòng tin yêu, thiện cảm với phụ huynh học sinh.

Kinh nghiệm làm nghề gia sư, khuyên bạn không những trước mặt các bậc phụ huynh mà trước những học trò của mình phải có một tác phong làm việc chuẩn mực và chuyên nghiệp từ lời ăn tiếng nói. Bạn phải ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn thích những gia sư dễ coi ngồi cạnh kèm cặp, chứ có gương mặt bùi bụi, luôn cau có, khó đăm đăm sẽ làm cho học trò thấy khó chịu. Tác phong sư phạm ở đây bao gồm cả lời nói, cách đi đứng, điệu bộ, thái độ, cử chỉ…Một kinh nghiệm làm gia sư hay nữa giúp tạo thiện cảm cho những bậc phụ huynh là gia sư nên chăm chỉ đi sớm về muộn, hoặc ít nhất cũng nên đúng giờ. Kinh nghiệm làm gia sư cho bạn biết là bạn chỉ cần tới dạy đúng giờ và về muộn 5 phút thôi cũng đủ để các bậc phụ huynh có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn.Vào những ngày định kỳ trong tháng, hãy dành thời gian trao đổi một chút với các bậc phụ huynh về việc học của con em họ, bạn phải cho họ thấy sự tiến bộ, điểm yếu còn tồn tại và hướng giải quyết của bạn. Bạn phải luôn chứng tỏ rằng bạn là gia sư biết cách làm cho con em họ thay đổi và tiến bộ hơn.Để trở thành một gia sư chuyên nghiệp thì việc trau dồi bản thân, tích lũy kinh nghiệm làm gia sư là vô cùng quý giá. Thông qua những kinh nghiệm đối với nghề gia sư nêu trên, mong bạn sinh viên ngày càng hoàn thiện mình để trở thành một gia sư giỏi không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng.
Chúc các bạn thành công.
TRUNG TÂM GIA SƯ NINH KIỀU - GIA SƯ DẠY KÈM TẠI NHÀ Ở CẦN THƠ
Từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn.
? Dạy ôn thi cho học sinh lớp 9 vào lớp 10 trường chuyên. Bồi dưỡng học sinh giỏi.
? Dạy ôn luyện thi đại học các khối: A, A1, B, C, ..
? Dạy ngoại ngữ: tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Hàn...
? Dạy rèn chữ đẹp cho học sinh cấp 1 và các môn cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1.
? Dạy các môn năng khiếu: tin học A, B : Word, Excel, Autocad, Photoshop, đàn guitar, piano, vẽ....
**********
?️Trung tâm tuyển chọn kỹ lưỡng chất lượng gia sư
?Học viên được học thử 1 buổi đầu để thử chất lượng giảng dạy của gia sư.
CHẤT LƯỢNG- UY TÍN- TẬN TÂM
Liên Hệ:
Điện Thoại: 0931 51 0708 ( T. MINH)
Website: giasuninhkieu.com

1 YGAS jpg

Giải pháp giúp sinh viên nâng cao năng lực tự học

 16:57 06/09/2017

TRUNG TÂM GIA SƯ NINH KIỀU - GIA SƯ DẠY KÈM TẠI NHÀ Ở CẦN THƠ
GD&TĐ - Giảng viên Phạm Thị Thanh Hằng - Khoa Tiểu học - Mầm non (Trường ĐH Đồng Tháp) chia sẻ giải pháp bồi dưỡng năng lực tự học của sinh viên năm thứ nhất ngành Giáo dục tiểu học.
Yêu cầu với sinh viên

Để nâng cao năng lực tự học, trước hết, sinh viên cần tin tưởng vào khả năng tự học của mình; đồng thời phải phát huy tối đa nội lực và tận dụng triệt để các yếu tố khách quan, nhất là sự hướng dẫn của giáo viên.

Cụ thể, cần xác định được mục đích, động cơ, nhu cầu học tập; xây dựng thời gian biểu hợp lý giữa các môn học, địa điểm, thời gian, hình thức tự học... Có thể có sự điều chỉnh thời khóa biểu trong quá trình tự học nhưng phải có ý chí hoàn thành thời gian biểu đã đặt ra.

Có phương pháp học tập khoa học trên lớp: cách lắng nghe giảng viên, cách ghi chép, tập trung và phối hợp chặt chẽ các giác quan vào quá trình thu nhận thông tin từ thầy, bạn học, đặt ra những câu hỏi nảy sinh trong quá trình nghe thầy giảng …;

Có phương pháp tự học một cách khoa học và hợp lý: Biết cách đọc tài liệu để phát hiện bản chất của vấn đề, biết cách tóm tắt và ghi chép.

Ví dụ: ghi lại kiến thức bằng sơ đồ logic để thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức; giữa kiến thức mới tìm được và kiến thức đã biết; biết cách tổng kết như cho ví dụ minh họa và phản ví dụ giúp ghi nhớ và tái hiện;

Biết cách tự thắc mắc và đặt câu hỏi thắc mắc với bạn bè, thầy cô và những người am hiểu;

Biết vận dụng kiến thức tự học vào trả lời câu hỏi, giải bài tập, vào chuyên môn và thực tiễn cuộc sống;

Nên tạo nhóm tự học: là điều kiện cho các thành viên trong nhóm thảo luận, trao đổi, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm tự học cùng nhau;

Nên trao đổi thường xuyên tài liệu tham khảo, sách, báo, băng hình,...; biết tiếp cận và tận dụng các công nghệ mới để học tập; tránh bệnh tự ti, ỷ lại, tâm lý dễ thỏa mãn.

Đồng thời, phải biết kết hợp học tập với hoạt động giải trí, thể thao để giảm bớt áp lực trong quá trình tự học.

Khi tự học của môn học nào đó, sinh viên cần phải thực hiện các bước sau:

Nghiên cứu kĩ đề cương chi tiết học phần; xác định mục tiêu của nội dung tự học; tìm tài liệu tham khảo; xây dựng thời gian biểu tự nghiên cứu;

Tiến hành tự nghiên cứu: tra cứu tài liệu, đọc hiểu tài liệu, ghi chép, tổng hợp nội dung tra cứu được, ghi nhớ có ý nghĩa, liên kết các kiến thức bằng sơ đồ, xác định được mối quan hệ giữa các kiến thức trong cùng học phần, giữa các học phần; khi tự nghiên cứu sinh viên phải rèn luyện các hoạt động cơ bản của trí óc là: chú ý, ghi nhớ, tìm hiểu, suy nghĩ và tưởng tượng sáng tạo;

Phân tích đánh giá thông tin thu nhận được, cách sử dụng thông tin để hoàn thành sản phẩm của mình;

Trình bày sản phẩm ban đầu của mình thông qua hợp tác, trao đổi với bạn, với thầy;

Tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của bản thân; tự sửa sai, điều chỉnh kiến thức;

Tìm và giải thích mối liên hệ giữa nội dung kiến thức phát hiện được với nội dung kiến thức đó được trình bày trong chương trình tiểu học; hoặc vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết những vấn đề liên quan đến nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
Đối với giảng viên



Muốn khả năng tự học của sinh viên được bồi dưỡng và phát triển, ngoài nhân tố nội lực của chính sinh viên, còn có một nhân tố quan trọng từ sự hướng dẫn của giảng viên.

Để làm tốt điều này, giảng viên cần phải:

Giúp sinh viên tạo động cơ và mục đích học tập bằng cách tìm hiểu nắm được đối tượng trò chuyện đặt câu hỏi kích thích để sinh viên tìm hiểu cái hay của nghề nghiệp mình đang theo học, tạo cơ hội cho sinh viên tìm hiểu thực tế, tiếp xúc với trường tiểu học và học sinh tiểu học.

Khi xây dựng đề cương chi tiết của môn học nên nêu rõ nội dung nào sinh viên phải tự nghiên cứu, mục đích kiến thức cần đạt được, các tiêu chí và hình thức đánh giá sản phẩm tự nghiên cứu, giới thiệu giáo trình chính và tài liệu tham khảo cho nội dung tự nghiên cứu.

Khi bắt đầu dạy môn học nào đó, giảng viên nên dành khoảng thời gian thích hợp hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học một cách khoa học: cách đọc hiểu tài liệu, cách phát hiện bản chất của vấn đề, cách ghi chép, cách tổng hợp thông tin thu được, cách ghi nhớ, giúp sinh viên có sức chiến thắng những khó khăn (nhất là ở giai đoạn đầu), nhưng tránh làm cho sinh viên có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác;

Trợ giúp sinh viên “gỡ nút” để tiếp tục tìm tòi, khám phá khi cần thiết như: giúp đỡ sinh viên kém lấp lỗ hổng kiến thức, hướng dẫn sinh viên khá giỏi đọc thêm tài liệu tham khảo; hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kiến thức tự học của mình; tạo điều kiện tối thiểu về tài liệu cho sinh viên, giới thiệu cho sinh viên các phương tiện học tập...;

Làm trọng tài đối với những cuộc tranh luận về nội dung kiến thức nào đó của sinh viên nhưng không được giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan của thầy mà trên cơ sở những kiến thức của sinh viên tìm được để giúp sinh viên tự điều chỉnh kiến thức của mình.

Có kế hoạch tham gia đánh giá quá trình tự học của sinh viên dưới nhiều hình thức: trao đổi, thảo luận, bài kiểm tra, tiểu luận, động cơ thái độ học tập… Phải xác định các tiêu chí đánh giá và phổ biến đến sinh viên; sản phẩm của sinh viên giảng viên phải có ý kiến nhận xét đánh giá và kịp thời trả sản phẩm cho sinh viên để sinh viên có thể tự điều chỉnh kiến thức;

Sử dụng nhiều hình thức hướng dẫn sinh viên tự học: trực tiếp trên lớp, qua trò chuyện hay sử dụng công nghệ thông tin…;

Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa, câu lạc bộ vận dụng kiến thức nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học.

Kết hợp hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học với thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp tương lai của sinh viên như: tìm hiểu mối liên hệ giữa nội dung kiến thức ở đại học với nội dung kiến thức được trình bày ở tiểu học; hoặc vận dụng kiến thức để giải thích cách trình bày nội dung kiến thức đó ở tiểu học.

"Soi" lớp học siêu sôi động của "thầy giáo" Đỗ Nhật Nam

"Soi" lớp học siêu sôi động của "thầy giáo" Đỗ Nhật Nam

 14:59 31/08/2017

TRUNG TÂM GIA SƯ NINH KIỀU - GIA SƯ DẠY KÈM TẠI NHÀ Ở CẦN THƠ

Hào hứng mở lớp học tiếng Anh miễn phí, Đỗ Nhật Nam chia sẻ, em muốn truyền đam mê và sự tự tin học tiếng Anh cho các bé thiếu nhi.
Đỗ Nhật Nam, cậu bé nổi tiếng vì tài năng, sự ứng biến sắc sảo và là tác giả của nhiều cuốn sách cho thiếu nhi vừa bắt đầu kỳ nghỉ hè. Từ Mỹ trở về, Đỗ Nhật Nam lập tức triển khai kế hoạch mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em.
Chị Phan Hồ Điệp, mẹ Đỗ Nhật Nam chia sẻ, Nam đã ấp ủ ý tưởng mở lớp học tiếng Anh dành cho thiếu nhi từ khi chưa nghỉ hè. Từ Mỹ, cậu đã trao đổi với mẹ, lập kế hoạch và nhờ mẹ liên hệ khâu tiền kỳ cho lớp học.
Trên bục giảng, Đỗ Nhật Nam hết sức tự tin. Cậu du học sinh Mỹ giảng bài, bày trò chơi, hát hò... khiến cả thầy và trò luôn "bận rộn".
Nam dành thời gian năm buổi sáng và hai buổi chiều trong tuần để dạy học cho khoảng 1.000 hs các lớp tiểu học, nhỏ nhất là các bé sắp vào lớp 1. Các em bé đến từ nhiều trường tiểu học khác nhau, nhưng sẽ được học tập trung miễn phí tại trường quốc tế Pascal và Newton
Với tiết học 45 phút sáng 15/6, các học trò sắp vào lớp 1 của Đỗ Nhật Nam được dạy về các bộ phận cơ thể, một số hoạt động thể dục, các con vật ở nông trại, cách chào hỏi, giới thiệu bản thân... Thầy giáo nhí cho biết, em rất hào hứng khi được đứng lớp, được các em nhỏ gọi bằng "thầy Nam" cũng như thấy các bé tiến bộ mỗi ngày, không còn ngại nói chuyện bằng tiếng Anh nữa. Nam ân cần đến tận bàn hỏi chuyện, hướng dẫn các học trò phát âm đúng và tự tin giới thiệu về mình.Sự sôi động, rộn rã ngập tràn trong ánh mắt thầy và trò trong lớp tiếng Anh miễn phí của Đỗ Nhật Nam.
Chị Dung, phụ huynh bé Duy Anh cho biết, con trai chị mới tiếp xúc với tiếng Anh ở lớp mẫu giáo. Khi biết thông tin có lớp học miễn phí của Đỗ Nhật Nam, chị đăng ký cho con theo học. Chị vui vẻ cho biết: "Tuần trước, bé còn nhút nhát, ngại nói tiếng Anh vì các bạn khác giỏi quá, nhưng giờ bé đã tự tin hơn, rất háo hức được đi học, còn rủ cả em Bông (tên ở nhà) đi học cùng nữa". Trong ảnh là bé Bông, em gái Duy Anh đang tự giới thiệu về mình với thầy Đỗ Nhật Nam. 
Không chỉ học sinh, nhiều phụ huynh cũng tò mò về lớp học và thích thú với cách giảng dạy trực quan, sinh động của Đỗ Nhật Nam.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây