TRUNG TÂM GIA SƯ NINH KIỀU - GIA SƯ DẠY KÈM TẠI NHÀ Ở CẦN THƠ
GD&TĐ - Giảng viên Phạm Thị Thanh Hằng - Khoa Tiểu học - Mầm non (Trường ĐH Đồng Tháp) chia sẻ giải pháp bồi dưỡng năng lực tự học của sinh viên năm thứ nhất ngành Giáo dục tiểu học.
Yêu cầu với sinh viên
Để nâng cao năng lực tự học, trước hết, sinh viên cần tin tưởng vào khả năng tự học của mình; đồng thời phải phát huy tối đa nội lực và tận dụng triệt để các yếu tố khách quan, nhất là sự hướng dẫn của giáo viên.
Cụ thể, cần xác định được mục đích, động cơ, nhu cầu học tập; xây dựng thời gian biểu hợp lý giữa các môn học, địa điểm, thời gian, hình thức tự học... Có thể có sự điều chỉnh thời khóa biểu trong quá trình tự học nhưng phải có ý chí hoàn thành thời gian biểu đã đặt ra.
Có phương pháp học tập khoa học trên lớp: cách lắng nghe giảng viên, cách ghi chép, tập trung và phối hợp chặt chẽ các giác quan vào quá trình thu nhận thông tin từ thầy, bạn học, đặt ra những câu hỏi nảy sinh trong quá trình nghe thầy giảng …;
Có phương pháp tự học một cách khoa học và hợp lý: Biết cách đọc tài liệu để phát hiện bản chất của vấn đề, biết cách tóm tắt và ghi chép.
Ví dụ: ghi lại kiến thức bằng sơ đồ logic để thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức; giữa kiến thức mới tìm được và kiến thức đã biết; biết cách tổng kết như cho ví dụ minh họa và phản ví dụ giúp ghi nhớ và tái hiện;
Biết cách tự thắc mắc và đặt câu hỏi thắc mắc với bạn bè, thầy cô và những người am hiểu;
Biết vận dụng kiến thức tự học vào trả lời câu hỏi, giải bài tập, vào chuyên môn và thực tiễn cuộc sống;
Nên tạo nhóm tự học: là điều kiện cho các thành viên trong nhóm thảo luận, trao đổi, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm tự học cùng nhau;
Nên trao đổi thường xuyên tài liệu tham khảo, sách, báo, băng hình,...; biết tiếp cận và tận dụng các công nghệ mới để học tập; tránh bệnh tự ti, ỷ lại, tâm lý dễ thỏa mãn.
Đồng thời, phải biết kết hợp học tập với hoạt động giải trí, thể thao để giảm bớt áp lực trong quá trình tự học.
Khi tự học của môn học nào đó, sinh viên cần phải thực hiện các bước sau:
Nghiên cứu kĩ đề cương chi tiết học phần; xác định mục tiêu của nội dung tự học; tìm tài liệu tham khảo; xây dựng thời gian biểu tự nghiên cứu;
Tiến hành tự nghiên cứu: tra cứu tài liệu, đọc hiểu tài liệu, ghi chép, tổng hợp nội dung tra cứu được, ghi nhớ có ý nghĩa, liên kết các kiến thức bằng sơ đồ, xác định được mối quan hệ giữa các kiến thức trong cùng học phần, giữa các học phần; khi tự nghiên cứu sinh viên phải rèn luyện các hoạt động cơ bản của trí óc là: chú ý, ghi nhớ, tìm hiểu, suy nghĩ và tưởng tượng sáng tạo;
Phân tích đánh giá thông tin thu nhận được, cách sử dụng thông tin để hoàn thành sản phẩm của mình;
Trình bày sản phẩm ban đầu của mình thông qua hợp tác, trao đổi với bạn, với thầy;
Tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của bản thân; tự sửa sai, điều chỉnh kiến thức;
Tìm và giải thích mối liên hệ giữa nội dung kiến thức phát hiện được với nội dung kiến thức đó được trình bày trong chương trình tiểu học; hoặc vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết những vấn đề liên quan đến nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
Đối với giảng viên
Muốn khả năng tự học của sinh viên được bồi dưỡng và phát triển, ngoài nhân tố nội lực của chính sinh viên, còn có một nhân tố quan trọng từ sự hướng dẫn của giảng viên.
Để làm tốt điều này, giảng viên cần phải:
Giúp sinh viên tạo động cơ và mục đích học tập bằng cách tìm hiểu nắm được đối tượng trò chuyện đặt câu hỏi kích thích để sinh viên tìm hiểu cái hay của nghề nghiệp mình đang theo học, tạo cơ hội cho sinh viên tìm hiểu thực tế, tiếp xúc với trường tiểu học và học sinh tiểu học.
Khi xây dựng đề cương chi tiết của môn học nên nêu rõ nội dung nào sinh viên phải tự nghiên cứu, mục đích kiến thức cần đạt được, các tiêu chí và hình thức đánh giá sản phẩm tự nghiên cứu, giới thiệu giáo trình chính và tài liệu tham khảo cho nội dung tự nghiên cứu.
Khi bắt đầu dạy môn học nào đó, giảng viên nên dành khoảng thời gian thích hợp hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học một cách khoa học: cách đọc hiểu tài liệu, cách phát hiện bản chất của vấn đề, cách ghi chép, cách tổng hợp thông tin thu được, cách ghi nhớ, giúp sinh viên có sức chiến thắng những khó khăn (nhất là ở giai đoạn đầu), nhưng tránh làm cho sinh viên có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác;
Trợ giúp sinh viên “gỡ nút” để tiếp tục tìm tòi, khám phá khi cần thiết như: giúp đỡ sinh viên kém lấp lỗ hổng kiến thức, hướng dẫn sinh viên khá giỏi đọc thêm tài liệu tham khảo; hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kiến thức tự học của mình; tạo điều kiện tối thiểu về tài liệu cho sinh viên, giới thiệu cho sinh viên các phương tiện học tập...;
Làm trọng tài đối với những cuộc tranh luận về nội dung kiến thức nào đó của sinh viên nhưng không được giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan của thầy mà trên cơ sở những kiến thức của sinh viên tìm được để giúp sinh viên tự điều chỉnh kiến thức của mình.
Có kế hoạch tham gia đánh giá quá trình tự học của sinh viên dưới nhiều hình thức: trao đổi, thảo luận, bài kiểm tra, tiểu luận, động cơ thái độ học tập… Phải xác định các tiêu chí đánh giá và phổ biến đến sinh viên; sản phẩm của sinh viên giảng viên phải có ý kiến nhận xét đánh giá và kịp thời trả sản phẩm cho sinh viên để sinh viên có thể tự điều chỉnh kiến thức;
Sử dụng nhiều hình thức hướng dẫn sinh viên tự học: trực tiếp trên lớp, qua trò chuyện hay sử dụng công nghệ thông tin…;
Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa, câu lạc bộ vận dụng kiến thức nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học.
Kết hợp hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học với thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp tương lai của sinh viên như: tìm hiểu mối liên hệ giữa nội dung kiến thức ở đại học với nội dung kiến thức được trình bày ở tiểu học; hoặc vận dụng kiến thức để giải thích cách trình bày nội dung kiến thức đó ở tiểu học.
TRUNG TÂM GIA SƯ NINH KIỀU - GIA SƯ DẠY KÈM TẠI NHÀ Ở CẦN THƠGD&TĐ - Giảng viên Phạm Thị Thanh Hằng - Khoa Tiểu học - Mầm non (Trường ĐH Đồng Tháp) chia sẻ giải pháp bồi dưỡng năng lực tự học của sinh viên năm thứ nhất ngành Giáo dục tiểu học.
Yêu cầu với sinh viên
Để nâng cao năng lực tự học, trước hết, sinh viên cần tin tưởng vào khả năng tự học của mình; đồng thời phải phát huy tối đa nội lực và tận dụng triệt để các yếu tố khách quan, nhất là sự hướng dẫn của giáo viên.
Cụ thể, cần xác định được mục đích, động cơ, nhu cầu học tập; xây dựng thời gian biểu hợp lý giữa các môn học, địa điểm, thời gian, hình thức tự học... Có thể có sự điều chỉnh thời khóa biểu trong quá trình tự học nhưng phải có ý chí hoàn thành thời gian biểu đã đặt ra.
Có phương pháp học tập khoa học trên lớp: cách lắng nghe giảng viên, cách ghi chép, tập trung và phối hợp chặt chẽ các giác quan vào quá trình thu nhận thông tin từ thầy, bạn học, đặt ra những câu hỏi nảy sinh trong quá trình nghe thầy giảng …;
Có phương pháp tự học một cách khoa học và hợp lý: Biết cách đọc tài liệu để phát hiện bản chất của vấn đề, biết cách tóm tắt và ghi chép.
Ví dụ: ghi lại kiến thức bằng sơ đồ logic để thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức; giữa kiến thức mới tìm được và kiến thức đã biết; biết cách tổng kết như cho ví dụ minh họa và phản ví dụ giúp ghi nhớ và tái hiện;
Biết cách tự thắc mắc và đặt câu hỏi thắc mắc với bạn bè, thầy cô và những người am hiểu;
Biết vận dụng kiến thức tự học vào trả lời câu hỏi, giải bài tập, vào chuyên môn và thực tiễn cuộc sống;
Nên tạo nhóm tự học: là điều kiện cho các thành viên trong nhóm thảo luận, trao đổi, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm tự học cùng nhau;
Nên trao đổi thường xuyên tài liệu tham khảo, sách, báo, băng hình,...; biết tiếp cận và tận dụng các công nghệ mới để học tập; tránh bệnh tự ti, ỷ lại, tâm lý dễ thỏa mãn.
Đồng thời, phải biết kết hợp học tập với hoạt động giải trí, thể thao để giảm bớt áp lực trong quá trình tự học.
Khi tự học của môn học nào đó, sinh viên cần phải thực hiện các bước sau:
Nghiên cứu kĩ đề cương chi tiết học phần; xác định mục tiêu của nội dung tự học; tìm tài liệu tham khảo; xây dựng thời gian biểu tự nghiên cứu;
Tiến hành tự nghiên cứu: tra cứu tài liệu, đọc hiểu tài liệu, ghi chép, tổng hợp nội dung tra cứu được, ghi nhớ có ý nghĩa, liên kết các kiến thức bằng sơ đồ, xác định được mối quan hệ giữa các kiến thức trong cùng học phần, giữa các học phần; khi tự nghiên cứu sinh viên phải rèn luyện các hoạt động cơ bản của trí óc là: chú ý, ghi nhớ, tìm hiểu, suy nghĩ và tưởng tượng sáng tạo;
Phân tích đánh giá thông tin thu nhận được, cách sử dụng thông tin để hoàn thành sản phẩm của mình;
Trình bày sản phẩm ban đầu của mình thông qua hợp tác, trao đổi với bạn, với thầy;
Tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của bản thân; tự sửa sai, điều chỉnh kiến thức;
Tìm và giải thích mối liên hệ giữa nội dung kiến thức phát hiện được với nội dung kiến thức đó được trình bày trong chương trình tiểu học; hoặc vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết những vấn đề liên quan đến nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
Đối với giảng viên
Muốn khả năng tự học của sinh viên được bồi dưỡng và phát triển, ngoài nhân tố nội lực của chính sinh viên, còn có một nhân tố quan trọng từ sự hướng dẫn của giảng viên.
Để làm tốt điều này, giảng viên cần phải:
Giúp sinh viên tạo động cơ và mục đích học tập bằng cách tìm hiểu nắm được đối tượng trò chuyện đặt câu hỏi kích thích để sinh viên tìm hiểu cái hay của nghề nghiệp mình đang theo học, tạo cơ hội cho sinh viên tìm hiểu thực tế, tiếp xúc với trường tiểu học và học sinh tiểu học.
Khi xây dựng đề cương chi tiết của môn học nên nêu rõ nội dung nào sinh viên phải tự nghiên cứu, mục đích kiến thức cần đạt được, các tiêu chí và hình thức đánh giá sản phẩm tự nghiên cứu, giới thiệu giáo trình chính và tài liệu tham khảo cho nội dung tự nghiên cứu.
Khi bắt đầu dạy môn học nào đó, giảng viên nên dành khoảng thời gian thích hợp hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học một cách khoa học: cách đọc hiểu tài liệu, cách phát hiện bản chất của vấn đề, cách ghi chép, cách tổng hợp thông tin thu được, cách ghi nhớ, giúp sinh viên có sức chiến thắng những khó khăn (nhất là ở giai đoạn đầu), nhưng tránh làm cho sinh viên có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác;
Trợ giúp sinh viên “gỡ nút” để tiếp tục tìm tòi, khám phá khi cần thiết như: giúp đỡ sinh viên kém lấp lỗ hổng kiến thức, hướng dẫn sinh viên khá giỏi đọc thêm tài liệu tham khảo; hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kiến thức tự học của mình; tạo điều kiện tối thiểu về tài liệu cho sinh viên, giới thiệu cho sinh viên các phương tiện học tập...;
Làm trọng tài đối với những cuộc tranh luận về nội dung kiến thức nào đó của sinh viên nhưng không được giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan của thầy mà trên cơ sở những kiến thức của sinh viên tìm được để giúp sinh viên tự điều chỉnh kiến thức của mình.
Có kế hoạch tham gia đánh giá quá trình tự học của sinh viên dưới nhiều hình thức: trao đổi, thảo luận, bài kiểm tra, tiểu luận, động cơ thái độ học tập… Phải xác định các tiêu chí đánh giá và phổ biến đến sinh viên; sản phẩm của sinh viên giảng viên phải có ý kiến nhận xét đánh giá và kịp thời trả sản phẩm cho sinh viên để sinh viên có thể tự điều chỉnh kiến thức;
Sử dụng nhiều hình thức hướng dẫn sinh viên tự học: trực tiếp trên lớp, qua trò chuyện hay sử dụng công nghệ thông tin…;
Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa, câu lạc bộ vận dụng kiến thức nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học.
Kết hợp hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học với thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp tương lai của sinh viên như: tìm hiểu mối liên hệ giữa nội dung kiến thức ở đại học với nội dung kiến thức được trình bày ở tiểu học; hoặc vận dụng kiến thức để giải thích cách trình bày nội dung kiến thức đó ở tiểu học.
Webiste: giasuninhkieu.com