Có nên cho trẻ học Ngoại Ngữ từ lớp 1?

Thứ sáu - 11/08/2017 17:12
Báo Thanh Niên số ra ngày 25.4 có bài viết đề cập việc dạy tăng cường ngoại ngữ cho học sinh lớp 1. Sau khi báo đăng, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này.
Môn ngoại ngữ chỉ là một phương tiện

Trong quỹ thời gian của mỗi con người thì tuổi thơ có ý nghĩa đặc biệt nhất. Vậy tại sao người lớn, các bậc phụ huynh, các nhà trường lại bắt trẻ em mới bước chân vào lớp 1 mà phải học nhiều đến thế? Làm như vậy là đánh cắp tuổi thơ của trẻ.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cái mà lứa tuổi này cần không phải là tiếng Anh, tiếng Pháp hay bất cứ một ngoại ngữ nào khác. Ở lứa tuổi này, nên đặc biệt ưu tiên dạy các em tiếng mẹ đẻ trước sau đó mới đến ngôn ngữ thứ hai
Thực tế cho thấy, nhiều bậc phụ huynh đã không coi trọng việc giáo dục cho các em cần yêu tiếng Việt, hiểu văn hóa Việt và hoàn thiện ngôn ngữ tiếng Việt. Cũng cần nói thêm rằng, ở lứa tuổi học sinh bậc tiểu học thì một nền giáo dục được xem là chất lượng cao không phải là "nhốt" chúng vào phòng kín với máy lạnh và các phương tiện giáo dục hiện đại rồi dành thời gian thật nhiều để học ngoại ngữ, học công nghệ thông tin; ở lứa tuổi này, giáo dục chất lượng cao phải là sự kết hợp với việc tạo điều kiện cho trẻ khám phá thế giới xung quanh mình, khám phá thiên nhiên, hiểu biết những vốn quý về văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc...
Tuổi bé nên ưu tiên phần nghe nói

    Xét về hiệu quả thì rất nên cho trẻ bắt đầu học ngoại ngữ từ năm lớp 1. Tuổi càng bé, khả năng tiếp thu ngôn ngữ càng tốt. Vì vậy, nên cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Tuổi mẫu giáo, các cháu nên được làm quen với ngoại ngữ, hướng dẫn chơi với ngoại ngữ. Trẻ có thể ý thức được cách phát âm, có khái niệm bằng cách chơi với đồ chơi, nghe bài hát... Tuổi càng bé, càng ưu tiên phần nghe nói, từ đó giúp các em tự tiếp thu và nói về chủ đề quanh mình. Sau đó, từ lớp 3, 4 mới đưa các phần kiến thức đòi hỏi trẻ phải tư duy sâu hơn

    Các bậc phụ huynh cũng nên xác định đúng bản chất của môn ngoại ngữ thực ra chỉ là một phương tiện để giúp mỗi người có điều kiện hội nhập, tôi không phủ nhận vai trò của "phương tiện" ấy, nhưng rõ ràng nó không thực sự giúp ích gì cho đứa trẻ ở cấp tiểu học. Tôi cho rằng, bản chất của việc học ngoại ngữ không phải là điều gì quá khó mà nó chỉ giống như: học hát, trước hết, học về tiết điệu sau đó là học từ. Như vậy, chỉ nên coi tiếng Anh là môn học ngoại khóa và trên tinh thần tự nguyện chứ không nên biến nó trở thành môn học để đánh giá trình độ, năng lực của các em nhỏ.

    Học ngoại ngữ không phải cứ học càng sớm càng tốt, các em có thể học giai đoạn nào cũng được, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu. Hơn nữa, hiện nay phương tiện nghe nhìn, học trực tuyến... hỗ trợ cho việc học ngoại ngữ có rất nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với việc không thiếu cơ hội cho người học. Trong khi đó, nếu học ở trường mà giáo viên không được đào tạo bài bản như hiện nay, không am hiểu về tâm lý lứa tuổi, nhiều khi phát âm tiếng Việt còn sai thì dạy cho các em chỉ là lợi bất cập hại mà thôi.
Giáo viên đóng vai trò quyết định

    Theo quan niệm trước đây, việc học thêm ngoại ngữ (ngôn ngữ 2) nên bắt đầu khi đã sử dụng tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ 1) hoàn chỉnh để không bị tái mù chữ (illiteracy). Theo các nhà giáo dục, muốn không bị tái mù chữ thì phải học tiếng mẹ đẻ ít nhất là 4 năm trong nhà trường chính quy. Do đó, trong giai đoạn này, ngoại ngữ thường được dạy từ lớp 6. Đến giữa thập niên 80, xu thế dần thay đổi khi việc học ngoại ngữ bắt đầu sớm hơn, ở nhiều nước thông thường là lớp 3. Qua thập niên 90, ngoại ngữ được khuyến khích dạy ở nhiều nơi từ năm đầu cấp tiểu học. 

   Tiếng Anh do tính lịch sử và thực tế đã trở thành ngôn ngữ quốc tế. Ở mọi góc độ, ở những không gian và thời gian khác nhau, người ta dễ dàng tiếp cận với tiếng Anh. Chính điều này đã làm thay đổi cách suy nghĩ và thực hành về dạy và học tiếng Anh. Vấn đề mới của thế kỷ 21 hôm nay, chính là sự nhìn nhận lại đâu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh. 
Yếu tố quan trọng nhất đó không phải là phương pháp dạy hay phương pháp học như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng ta lâu nay vẫn mệt mỏi đi từ phương pháp dựa vào giáo viên làm trung tâm (teacher-centered) đến phương pháp lấy người học làm trung tâm (learner-centered). Trong giảng dạy tiếng Anh, vấn đề quan trọng nhất chính là tạo các điều kiện để tiếp cận với môi trường sử dụng tiếng Anh (English learning environment). Điều này phần nào cũng lý giải vì sao người học tiếp xúc với kỹ năng ngôn ngữ nào nhiều thì thường giỏi về kỹ năng ấy hơn các kỹ năng khác... 

   Việc học tiếng Anh của trẻ em nên là khuyến khích với phương châm "học mà chơi, chơi mà học", trong đó chơi nhiều hơn học. Trong khi tư duy của giáo dục trung học là chính xác, tư duy của đại học là khái quát, thì ở bậc tiểu học đó là lãng mạn (romantic), phản ánh sự học nhẹ nhàng, tự nhiên và học sinh được chọn lựa cái cần học. 

   Tuy nhiên, trong học tiếng Anh ở lớp 1 cũng cần chú ý: Trẻ em như một tờ giấy trắng, dấu ấn của các bài học đầu tiên, người dạy đầu tiên và cách học đầu tiên dễ lưu lại lâu dài. Đặc biệt trong phát âm và nghe nói, cần được học rõ ràng và chính xác. Do đó, vấn đề chọn giáo viên đóng vai trò quyết định. 

   Trong học tập, nên sử dụng nhiều trò chơi, băng hình, CD, nghe nhạc, xem phim, các tài liệu phần mềm... để tạo sự đa dạng trong học tập, tạo nên sự thích thú, say mê và kích thích óc sáng tạo trong tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ. 

   Tạo các điều kiện khác nhau để sử dụng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, đặc biệt là ở nhà. Việc người lớn sử dụng tiếng Anh cũng góp phần tạo nên môi trường học cho con em. 

  Trong giai đoạn đầu học tiếng Anh, sai đúng, nhất là trong ngữ pháp, không phải là trọng tâm. Tương tự, trong giai đoạn này cũng cần tập trung trước hết đến các kỹ năng nghe nói (hơn là đọc viết). 

  Trong học tập, không thể không có kiểm tra đánh giá, nhưng cần nhẹ nhàng, mang tính khuyến khích và hướng dẫn học sinh tự đối chiếu để thực tập các mô hình đúng. 

  Cuối cùng, việc chọn lựa hình thức hay nội dung học tập nào phù hợp là do học sinh. Nên khuyến khích học sinh lựa chọn theo sở thích. Cần chú ý là sẽ khó thành công nếu chương trình tiếng Anh bậc tiểu học lại đi theo lối mòn của những bậc học trên và của các thế hệ trước đó với các nội dung cứng nhắc, lý thuyết nặng nề, từ chương thiếu linh hoạt và đa dạng của các phương pháp và giáo cụ, giáo viên phải dạy cho hết nội dung, học sinh phải học và thi trả nợ đối với từng giai đoạn học tập, nhất là chỉ học mà không chơi, học thiếu hứng thú, và nhất là thiếu hẳn một môi trường sử dụng tiếng Anh.
Có nên cho trẻ học Ngoại Ngữ từ lớp 1?
Báo Thanh Niên số ra ngày 25.4 có bài viết đề cập việc dạy. Sau khi báo đăng, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này. 

Môn ngoại ngữ chỉ là một phương tiện

  Trong quỹ thời gian của mỗi con người thì tuổi thơ có ý nghĩa đặc biệt nhất. Vậy tại sao người lớn, các bậc phụ huynh, các nhà trường lại bắt trẻ em mới bước chân vào lớp 1 mà phải học nhiều đến thế? Làm như vậy là đánh cắp tuổi thơ của trẻ.

   Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cái mà lứa tuổi này cần không phải là tiếng Anh, tiếng Pháp hay bất cứ một ngoại ngữ nào khác. Ở lứa tuổi này, nên đặc biệt ưu tiên dạy các em tiếng mẹ đẻ trước sau đó mới đến ngôn ngữ thứ hai

   Thực tế cho thấy, nhiều bậc phụ huynh đã không coi trọng việc giáo dục cho các em cần yêu tiếng Việt, hiểu văn hóa Việt và hoàn thiện ngôn ngữ tiếng Việt. Cũng cần nói thêm rằng, ở lứa tuổi học sinh bậc tiểu học thì một nền giáo dục được xem là chất lượng cao không phải là "nhốt" chúng vào phòng kín với máy lạnh và các phương tiện giáo dục hiện đại rồi dành thời gian thật nhiều để học ngoại ngữ, học công nghệ thông tin; ở lứa tuổi này, giáo dục chất lượng cao phải là sự kết hợp với việc tạo điều kiện cho trẻ khám phá thế giới xung quanh mình, khám phá thiên nhiên, hiểu biết những vốn quý về văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc...

Tuổi bé nên ưu tiên phần nghe nói

    Xét về hiệu quả thì rất nên cho trẻ bắt đầu học ngoại ngữ từ năm lớp 1. Tuổi càng bé, khả năng tiếp thu ngôn ngữ càng tốt. Vì vậy, nên cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Tuổi mẫu giáo, các cháu nên được làm quen với ngoại ngữ, hướng dẫn chơi với ngoại ngữ. Trẻ có thể ý thức được cách phát âm, có khái niệm bằng cách chơi với đồ chơi, nghe bài hát... Tuổi càng bé, càng ưu tiên phần nghe nói, từ đó giúp các em tự tiếp thu và nói về chủ đề quanh mình. Sau đó, từ lớp 3, 4 mới đưa các phần kiến thức đòi hỏi trẻ phải tư duy sâu hơn

    Các bậc phụ huynh cũng nên xác định đúng bản chất của môn ngoại ngữ thực ra chỉ là một phương tiện để giúp mỗi người có điều kiện hội nhập, tôi không phủ nhận vai trò của "phương tiện" ấy, nhưng rõ ràng nó không thực sự giúp ích gì cho đứa trẻ ở cấp tiểu học. Tôi cho rằng, bản chất của việc học ngoại ngữ không phải là điều gì quá khó mà nó chỉ giống như: học hát, trước hết, học về tiết điệu sau đó là học từ. Như vậy, chỉ nên coi tiếng Anh là môn học ngoại khóa và trên tinh thần tự nguyện chứ không nên biến nó trở thành môn học để đánh giá trình độ, năng lực của các em nhỏ.

    Học ngoại ngữ không phải cứ học càng sớm càng tốt, các em có thể học giai đoạn nào cũng được, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu. Hơn nữa, hiện nay phương tiện nghe nhìn, học trực tuyến... hỗ trợ cho việc học ngoại ngữ có rất nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với việc không thiếu cơ hội cho người học. Trong khi đó, nếu học ở trường mà giáo viên không được đào tạo bài bản như hiện nay, không am hiểu về tâm lý lứa tuổi, nhiều khi phát âm tiếng Việt còn sai thì dạy cho các em chỉ là lợi bất cập hại mà thôi.

 

Giáo viên đóng vai trò quyết định

    Theo quan niệm trước đây, việc học thêm ngoại ngữ (ngôn ngữ 2) nên bắt đầu khi đã sử dụng tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ 1) hoàn chỉnh để không bị tái mù chữ (illiteracy). Theo các nhà giáo dục, muốn không bị tái mù chữ thì phải học tiếng mẹ đẻ ít nhất là 4 năm trong nhà trường chính quy. Do đó, trong giai đoạn này, ngoại ngữ thường được dạy từ lớp 6. Đến giữa thập niên 80, xu thế dần thay đổi khi việc học ngoại ngữ bắt đầu sớm hơn, ở nhiều nước thông thường là lớp 3. Qua thập niên 90, ngoại ngữ được khuyến khích dạy ở nhiều nơi từ năm đầu cấp tiểu học. 

   Tiếng Anh do tính lịch sử và thực tế đã trở thành ngôn ngữ quốc tế. Ở mọi góc độ, ở những không gian và thời gian khác nhau, người ta dễ dàng tiếp cận với tiếng Anh. Chính điều này đã làm thay đổi cách suy nghĩ và thực hành về dạy và học tiếng Anh. Vấn đề mới của thế kỷ 21 hôm nay, chính là sự nhìn nhận lại đâu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh. 
Yếu tố quan trọng nhất đó không phải là phương pháp dạy hay phương pháp học như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng ta lâu nay vẫn mệt mỏi đi từ phương pháp dựa vào giáo viên làm trung tâm (teacher-centered) đến phương pháp lấy người học làm trung tâm (learner-centered). Trong giảng dạy tiếng Anh, vấn đề quan trọng nhất chính là tạo các điều kiện để tiếp cận với môi trường sử dụng tiếng Anh (English learning environment). Điều này phần nào cũng lý giải vì sao người học tiếp xúc với kỹ năng ngôn ngữ nào nhiều thì thường giỏi về kỹ năng ấy hơn các kỹ năng khác... 

   Việc học tiếng Anh của trẻ em nên là khuyến khích với phương châm "học mà chơi, chơi mà học", trong đó chơi nhiều hơn học. Trong khi tư duy của giáo dục trung học là chính xác, tư duy của đại học là khái quát, thì ở bậc tiểu học đó là lãng mạn (romantic), phản ánh sự học nhẹ nhàng, tự nhiên và học sinh được chọn lựa cái cần học. 

   Tuy nhiên, trong học tiếng Anh ở lớp 1 cũng cần chú ý: Trẻ em như một tờ giấy trắng, dấu ấn của các bài học đầu tiên, người dạy đầu tiên và cách học đầu tiên dễ lưu lại lâu dài. Đặc biệt trong phát âm và nghe nói, cần được học rõ ràng và chính xác. Do đó, vấn đề chọn giáo viên đóng vai trò quyết định. 

   Trong học tập, nên sử dụng nhiều trò chơi, băng hình, CD, nghe nhạc, xem phim, các tài liệu phần mềm... để tạo sự đa dạng trong học tập, tạo nên sự thích thú, say mê và kích thích óc sáng tạo trong tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ. 

   Tạo các điều kiện khác nhau để sử dụng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, đặc biệt là ở nhà. Việc người lớn sử dụng tiếng Anh cũng góp phần tạo nên môi trường học cho con em. 

  Trong giai đoạn đầu học tiếng Anh, sai đúng, nhất là trong ngữ pháp, không phải là trọng tâm. Tương tự, trong giai đoạn này cũng cần tập trung trước hết đến các kỹ năng nghe nói (hơn là đọc viết). 

  Trong học tập, không thể không có kiểm tra đánh giá, nhưng cần nhẹ nhàng, mang tính khuyến khích và hướng dẫn học sinh tự đối chiếu để thực tập các mô hình đúng. 

  Cuối cùng, việc chọn lựa hình thức hay nội dung học tập nào phù hợp là do học sinh. Nên khuyến khích học sinh lựa chọn theo sở thích. Cần chú ý là sẽ khó thành công nếu chương trình tiếng Anh bậc tiểu học lại đi theo lối mòn của những bậc học trên và của các thế hệ trước đó với các nội dung cứng nhắc, lý thuyết nặng nề, từ chương thiếu linh hoạt và đa dạng của các phương pháp và giáo cụ, giáo viên phải dạy cho hết nội dung, học sinh phải học và thi trả nợ đối với từng giai đoạn học tập, nhất là chỉ học mà không chơi, học thiếu hứng thú, và nhất là thiếu hẳn một môi trường sử dụng tiếng Anh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây